Tự giới thiệu

Ảnh của tôi
Tương Dương, Nghệ An, Vietnam
Mobile: 0982034225. Email&blog: luvanmay@gmail.com;luvanmay.blogspot.com

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Xã Xá Lượng tổ chức kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam và phát động xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế

Sáng ngày 27 tháng 02 năm 2011, tại trạm y tế xã Xá Lượng, Đảng ủy, UBND xã Xá Lượng tổ chức Lễ kỷ niệm 56 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2011), đồng thời phát động triển khai kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2015.
Xin chúc mừng tập thể cán bộ y bác sỹ của xã Xá Lượng luôn dồi dào sức khỏe, yêu nghề, say nghề, "lương y như từ mẫu"! Mong xã Xá Lượng sớm xây dựng thành công xã chuẩn QG về y tế theo kế hoạch.

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Về Cửa Rào trẩy hội Đền Vạn năm 2011

Cửa Rào (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) là ngã ba đầu nguồn sông Lam, nơi đây đã từng được vua Bảo Đại đến thị sát vào năm 1938. Đền Vạn - Cửa Rào nằm ngay trên ngã ba sông Lam thơ mộng đã in dấu trong tâm thức của biết bao người con của huyện Tương Dương cũng như du khách thập phương. Xin mời mọi người cùng tìm hiểu về lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào qua bài viết của anh Lê Bá Liễu qua link dưới đây:
http://lebalieu.vnweblogs.com/post/8410/280955

Và một số hình ảnh về lễ hội Đền Vạn - Cừa Rào năm 2011:


Huyện Tương Dương - Nghệ An

Huyện Tương Dương trên đường đổi mới.



Diện tích và dân số
Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nặm Cắn 90 km, có quốc lộ 7A đi qua. Huyện có diện tích tự nhiên là 281.129,37 ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 901,09 ha (chiếm 0,32% diện tích tự nhiên của huyện), còn lại là đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Toàn bộ huyện nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 65 - 75 m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú.
Tương Dương có tổng số dân là 75.993 người, gồm 6 dân tộc chủ yếu là: Thái: 54.815 nhân khẩu; Mông: 3.083 nhân khẩu; Tàypoọng: 549 nhân khẩu; Ơđu: 604 nhân khẩu; Kinh: 7.805 nhân khẩu; Khơmú: 8.979 nhân khẩu; dân tộc khác: 158 nhân khẩu (số liệu năm 2006, sẽ cập nhật lại sau cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở dọc quốc lộ 7A, đặc biệt là thị trấn Hòa Bình. Mật độ dân số trung bình là 27 người/km². Trình độ dân trí không cao. Huyện có cơ cấu dân số trẻ. Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề ít. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất chưa cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở các xã vùng sâu, vùng xa.


Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Một phong tục hay của bản Cà Moong

Tôi mới đi thăm bản Cà Moong, nhân tiện ghé vào thắp nén hương cho chi dâu anh Moong Hợi, PBT thường trực mới mất. Qua trao đổi với gia quyến có một điều làm tôi rất bất ngờ là tại bản này đang lưu truyền một phong tục hay, đó là khi có tang gia thì bà con dân bản cùng đến chia sẻ đỡ đần, giúp đỡ gia đình người đã khuất từ cân gạo nếp, con gà, bó củi... Chuyện ăn uống trong thời gian ma chay tuyệt đối do dân bản lo liệu gia chủ không phải làm thứ gì. Gia chủ bộc bạch: "Dân bản nấu được món gì thì họ đưa đến cho gia đình, mỗi nhà một ít. Đó là tục lệ xưa nay ở trong bản, thể hiện tinh thần cộng đồng, tương trợ lẫn nhau của bà con trong bản!".
Thiết nghĩ đó là một phong tục đẹp của người Khơ Mú bản Cà Moong mà ít nơi nào có được.

                                          Ảnh: Phụ nữ bản Cà Moong bắt cá dưới suối