Tự giới thiệu

Ảnh của tôi
Tương Dương, Nghệ An, Vietnam
Mobile: 0982034225. Email&blog: luvanmay@gmail.com;luvanmay.blogspot.com

Tổng hợp

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ (300.000 -500.000 năm). Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước.
Dân tộc Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát triển trên vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã phía Bắc của Việt Nam ngày nay. Con người từ các vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng, từ đời này sang đời khác đã khai hoá đất để trồng trọt đã tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự dòng sông Hồng gây nhiều lũ lụt hàng năm. Quá trình lao động không ngừng để chế ngự nước - chống lũ, lụt, bão, hạn hán, xây dựng đê điều, đào kênh phục vụ cho việc trồng lúa - đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hoá làng xã.
 
Thánh Gióng
Vào thời đại Đồ đồng đã ra đời một nền văn minh thống nhất và độc đáo, đạt mức độ kỹ thuật và nghệ thuật cao - nền văn minh Đông Sơn rực rỡ. Các nghiên cứu nhân chủng, lịch sử và khảo cổ gần đây đã khẳng định sự tồn tại một thời kỳ các Vua Hùng khoảng 1.000 năm trước Công nguyên trên Vương quốc Văn Lang, sau đó đổi tên là Âu Lạc. Đến thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Âu Lạc đã bị xâm chiếm và sáp nhập vào đế chế phong kiến Hán hùng mạnh ở phương Bắc. Nhưng sự thống trị của phong kiến Trung Hoa kéo dài 10 thế kỷ đã không bẻ gẫy được sức kháng cự của dân tộc và không đồng hoá được nền văn hoá Việt Nam.
Vào thế kỷ thứ X sau Công nguyên đất nước đã giành được độc lập vững chắc và xây dựng một nhà nước độc lập mang tên Đại Việt. Đất nước đã trải qua nhiều triều đại vua chúa phong kiến mà quan trọng nhất là triều Lý (thế kỷ XI và XII), triều Trần (thế kỷ XIII và XIV), triều Lê (thế kỷ XV, XVI và XVII) với một nền hành chính tập quyền, một lực lượng quân đội mạnh, một nền kinh tế và văn hoá phát triển cao. Trong suốt thời kỳ này, Việt Nam phải liên tục đấu tranh chống lại các âm mưu xâm lược của các đế chế phong kiến Trung Hoa và Mông Cổ. Các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ chống quân xâm lược Tống (thế kỷ XI), Nguyên (thế kỷ XIII), Minh (thế kỷ ĨV) đã giành những thắng lợi vang dội. Sau mỗi cuộc kháng chiến, Việt Nam trở nên mạnh hơn, các dân tộc đoàn kết hơn và đất nước bước vào một thời kỳ cường thịnh mới.
Nền văn hoá Đông Sơn được bổ sung bởi ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đã phát triển qua nhiều thế kỷ trong khuôn khổ một nhà nước độc lập. Phật giáo, Nho giáo, Khổng giáo thâm nhập vào Đại Việt mang theo nhiều yếu tố văn hoá quần chúng và nhiều hình thức đặc biệt. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có ngôn ngữ riêng và một nền văn minh nông nghiệp phát triển khá cao.
Đến thế kỷ XVII và XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục diễn ra đã dẫn đến phong trào Tây Sơn (1771-1802). Tây Sơn đã tiêu diệt các chế độ vua chúa cát cứ, thống nhất đất nước, đánh đuổi quân xâm lược Thanh (Trung Quốc) đồng thời ban hành nhiều cải cách xã hội và văn hoá. Nhưng không lâu sau đó với sự giúp đỡ của ngoại bang, Nguyễn Ánh đã giành được quyền thống trị và lập nên triều đình nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
Vào giữa thế kỷ XIX (1858), thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm chiếm Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn bất lực đã dần dần nhân nhượng quân xâm lược và từ năm 1884, Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và thuộc địa trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu, các phong trào kháng chiến quần chúng dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước nổ ra ở khắp mọi nơi, nhưng cuối cùng đều thất bại.
Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc (sau đó trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã hoạt động ở nước ngoài để tìm con đường cứu nước. Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quần chúng nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và quân chiếm đóng Nhật, thực hiện cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945.

"Không có gì quý hơn độc lập tự do"
Nước Việt Nam non trẻ vừa mới ra đời lại phải đương đầu với các âm mưu xâm lược và can thiệp của Pháp và Mỹ, phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm sau đó. Trước hết, sự trở lại xâm lược của Pháp đã gây ra cuộc kháng chiến 9 năm (1945-1954) của Việt Nam, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó (1956) thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ này mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động với Thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà nằm dưới sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Mỹ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn sử dụng mọi sức mạnh để ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ, do vậy xuất hiện phong trào đấu tranh vì hoà bình, thống nhất đất nước. Chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng, đặc biệt từ ngày Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, ngày 20/12/1960.
Để duy trì chế độ Sài Gòn, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 1960 Mỹ đã gửi nửa triệu quân Mỹ và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, và từ 5/8/1964 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam. Nhưng nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập tự do", đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký Hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 2/7/1976, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc.
Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.
Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1975 - 1986, Việt Nam phải đối phó với vô vàn khó khăn. Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại, dòng người tị nạn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam chống diệt chủng Khme đỏ, chiến tranh ở biên giới phía Bắc, bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, thêm vào đó thiên tai liên tiếp xảy ra... đã đặt Việt Nam trước những thử thách khắc nghiệt. Hơn nữa, những khó khăn càng trầm trọng do xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy ý chí muốn xây dựng lại đất nước nhanh chóng mà không tính đến những điều kiện cụ thể. Vào đầu những năm 1980, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt, tỉ lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986.
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện nhằm vượt qua khó khăn, đi vào vào con đường phát triển và từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Tại Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm khuyết điểm, đề ra đường lối Đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, đi đôi với việc tăng cường cơ sở pháp lý, đổi mới tổ chức Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam thực sự mở cửa, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dựa trên việc nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài sang cơ chế thị trường, tự chủ về tài chính nhằm cân bằng ngân sách nhà nước và hướng tới xuất khẩu. Trước năm 1989, hàng năm Việt Nam đều phải nhập khẩu lương thực, có năm trên 1 triệu tấn. Từ năm 1989, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu 1-1,5 triệu tấn gạo mỗi năm; lạm phát giảm dần (đến năm 1990 còn 67,4%). Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình trạng bị bao vây, cô lập.
Tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lại quyết tâm tiếp tục chính sách Đổi mới với mục tiêu vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực đảm bảo công bằng xã hội, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Đại hội cũng đề ra chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ với mục tiêu Việt Nam "Muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."
Mặc dù bị tác động sâu sắc do việc Liên Xô, Đông Âu tan rã, các thị trường truyền thống bị đảo lộn; tiếp tục bị bao vây cấm vận và phải đối phó với các âm mưu hoạt động gây mất ổn định chính trị và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn, trở ngại, tiếp tục giành nhiều thắng lợi to lớn. Từ năm 1991-1995 nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%. Đến tháng 6/1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 tỷ USD. Lạm phát giảm từ mức 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,5% (1996). Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hoá gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ. Chính trị ổn định, độc lập chủ quyền và môi trường hoà bình của Việt Nam được giữ vững, quốc phòng an ninh được củng cố tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc Đổi mới. Hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở được củng cố, bộ máy nhà nước pháp quyền được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ của Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp.
Trong gần 1 thập kỷ qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho 10 năm đầu của TK 21, kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và phát triển tương đối toàn diện. Trong 5 năm 2001 - 2005 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng bình quân 7,5% và trong giai đoạn từ năm 2005-2008, GDP tăng trưởng bình quân 7,84%. Văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.
64 năm qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu hết sức to lớn. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề ra và lãnh đạo đã đưa nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Từ những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX và nhất là từ  khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã làm cho đất nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Việt Nam hiện có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị trí ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.Hiện nay Việt Nam đã thiết lập hơn 80 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta./.



Một số thông tin về địa lý Việt Nam

Tên nước: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thủ đô: Hà Nội
Vị trí địa lý: (đất liền)
    Kinh độ: từ 102o O9’ đến 109o 30’ Đông

 Hồ Gươm, Hà Nội
    Vĩ độ: từ 8o10’ đến 23o24’ Bắc
    Diện tích đất liền: 331.698 km2
    Khoảng cách (đường chim bay) giữa hai điểm cực nam và bắc: 1.650 km
    Khoảng cách Đông-Tây tối đa: 600 km (Bắc Bộ), 400 km (Nam Bộ); tối thiểu: 50 km (Quảng Bình, Trung Bộ)
Dân số (tính đến 01/4/2009): 85.789.573 người.
Số hộ gia đình năm 2008: 22.048.600
Đơn vị hành chính: Gồm 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).
Đặc điểm địa lý:
    + Núi, đồi: Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Hệ thống núi kéo dài từ biên giới Tây- Bắc đến phần đông của Nam Bộ, dài tổng cộng 1.400 km.
    Đỉnh núi cao nhất: Fan Si Pan cao 3.143 m.
    + Đồng bằng:
    Đồng bằng sông Hồng: 15.000 km2.
    Đồng bằngsông Cửu Long: 40.000 km2.
    + Những sông chính: Tổng chiều dài các con sông là 41.000 km với tổng lưu lượng gần 300 tỷ m3 nước và 3.100 km kênh rạch.
    Sông Hồng dài 1.149 km trong đó 510 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
    Sông Mê kông (Cửu Long) dài 4.220 km trong đó 220 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
Đặc điểm khí hậu: Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa.

Đèo Hải Vân
    + Nhiệt độ:
    + Lượng mưa: (trung bình trong năm)
        Hà Nội: 1.763 mm.
        Huế: 2.867 mm.
        Tp Hồ Chí Minh: 1.910 mm.
    + Độ ẩm trung bình vượt 80%, thậm chí 90% trong mùa mưa và thời kỳ có mưa phùn.
    Giao thông:         + Đường bộ: 86.327 km (1995); Khoảng cách chính (đường bộ):
        * Hà Nội-TP Hồ Chí Minh: 1.738 km
        * Hà Nội-Điện Biên Phủ: 474 km
        * Hà Nội-Hải Phòng: 102 km
        * Hà Nội-Huế: 654 km
        + Đường sắt: 3.219 km (1995), gồm 5 tuyến.
        + Đường hàng không: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) có 17 đường bay quốc tế, và 16 đường bay nội địa. Các sân bay lớn: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP.HCM) , Đà Nẵng, Phú Bài (Huế), Cát bi (Hải Phòng), Điện biên (Lai châu), Vinh (Nghệ An), Nha Trang, Cần Thơ...
    + Một số cảng biển chính: Hòn Gai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn ...
    Địa hình Việt Nam có hình chữ S nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, giữa vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển. Phần lớn diện tích lãnh thổ Việt Nam có địa hình đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây; các đồng bằng nằm chủ yếu ở phía Đông và phía Nam lãnh thổ. Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km2, bờ biển trải dài hơn 3000 km, nằm dọc biển Đông của Thái Bình Dương. Các vùng núi và biển này chứa nhiều nguồn tài nguyên và khoáng sản đa dạng phong phú.
    Phía Tây Nam miền Trung Việt Nam là một cao nguyên rộng lớn ở độ cao trên 1000 m, bao phủ bởi lớp đất đỏ bazan, rất thích hợp với các cây công nghiệp vùng nhiệt đới và ôn hoà (cao su, chè, cà phê, ca cao...).
    Dọc theo bờ biển Việt Nam, từ Bắc xuống Nam, có nhiều bãi biển đẹp, đặc biệt là Vịnh Hạ Long với hơn 3000 hòn đảo, được UNESCO công nhận là kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Việt Nam có nhiều khu rừng nguyên thuỷ còn chưa bị khai thác với nhiều loài động , thực vật quý và hiếm, nhiều vùng cao có khí hậu ôn hoà và phong cảnh độc đáo như Sa Pa, Đà Lạt... và vô số hồ, suối, thác và hang động độc đáo...
    Các mỏ khoáng sản như than đá, sắt, bô-xít và kim loại hiếm tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung; trên thềm lục địa và các vùng ven biển có nhiều mỏ dầu và khí đốt. Sông, hồ và các vùng biển Việt Nam có nhiều cá tôm và các loại hải sản.
Trích từ: http://www.chinhphu.vn


Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam


Lễ hội xuân
Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang gây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dãi từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.
Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mảnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.
Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nước, dựng nên nền văn hóa xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng nước cây đa, bao bọc bởi lũy tre xanh gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là "bột" của những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu dân ca quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chan chứa sự mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long. ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.
Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát rừng làm rẫy - là cách ứng xử thiên nhiên ở thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong mùa hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơ mưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo với những hoa văn sặc sỡ hài hòa về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc hậu là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính thần bí, huyền ảo. Hầu hết các cư dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho người sức khỏe, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể so sánh được các truyện thần thoại của Trung Quốc, Ấn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn Krông pút... những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khỏe khoắn kết bó cộng đồng. Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề chài lưới. Cứ sáng sáng đoàn thuyền của ngư dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây cũng nhộn nhịp, khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.
Ở khắp nơi, con người hòa nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng người, không phụ công sức người.
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa trong khu vực. Ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
Nhóm Môn-Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.
Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La chí, La ha, Pu péo.
Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.
Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.

Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Ở đây cái đa dạng của văn hóa các dân tộc được thống nhất trong qui luật chung - qui luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với tổng số 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 87% dân số cả nước, sống tập trung chủ yếu trong vùng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn. 53 dân tộc khác, tổng cộng hơn 8 triệu người, phân bổ chủ yếu trên các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh thổ) trải dài từ Bắc vào Nam .
Trong số các dân tộc thiểu số, đông nhất là Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ-me, Nùng... mỗi dân tộc trên dưới một triệu người; nhỏ nhất là Brau, Romam, O-du chỉ vài trăm người.
Dân tộc Việt ngay từ thế kỷ thứ 10 đã thiết lập được một nền quân chủ tập trung. Người Chăm đã từng sớm có một nền văn hoá rực rỡ. Người Tày, Nùng và Khơ-me đã đạt đến một giai đoạn phát triển cao với sự xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau. Người Mường, Mông, Dao, Thái... tập trung dưới quyền giám hộ của tù trưởng địa phương. Nhiều dân tộc còn chia thành đẳng cấp, đặc biệt là các bộ tộc sống trên các vùng núi.
Một số dân tộc ít người đã biết các kỹ thuật canh tác khá thành thục. Họ đã sớm canh tác lúa trên ruộng ngập nước và tiến hành tưới tiêu. Số khác tiến hành săn bắn, đánh cá, hái lượm và sống bán du mục. Mỗi nhóm dân tộc đều có nền văn hoá riêng biệt, giàu có và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng hết sức khác biệt.
Tuy nhiên, bên trên của sự khác biệt này đã hình thành sự đoàn kết căn bản giữa các dân tộc, kết quả của một quá trình hợp tác qua nhiều thế kỷ trên cùng mảnh đất Việt Nam. Ngay từ thế kỷ đầu tiên của thời kỳ lịch sử, đã hình thành quá trình bổ sung lẫn nhau trong quan hệ kinh tế giữa nhân dân đồng bằng và các dân tộc miền núi. Tình đoàn kết này không ngừng được củng cố qua các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Thông qua cuộc đấu tranh chung để bảo vệ và xây dựng đất nước và quá trình hỗ trợ lẫn nhau để tồn tại và phát triển, một cộng đồng chung giữa người Việt và các dân tộc ít người đã hình thành và không ngừng được củng cố và phát triển.
Tuy vậy, trên thực tế còn tồn tại một khoảng cách rõ rệt về đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc vùng đồng bằng và miền núi cũng như giữa các dân tộc ít người. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách cụ thể và những ưu đãi đặc biệt để giúp đỡ đồng bào miền núi đuổi kịp miền xuôi, đồng thời cố gắng phát triển và gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc. Hiện nay, các chương trình cung cấp muối iốt cho các bản, làng xa xôi; chương trình cung cấp trang bị các trạm y tế - vệ sinh trong mỗi làng; chương trình chống sốt rét; chương trình xây dựng các trường học miễn phí cho trẻ em các dân tộc ít người; chương trình định canh định cư; các dự án nghiên cứu tạo chữ viết cho các dân tộc, tìm hiểu và phát triển văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc... đã thu được những kết quả tốt.
(Nguồn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
DANH SÁCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
TT
Tên gọi
Tên gọi khác
Các nhóm nhỏ
Địa bàn cư trú
1
Việt
Trong cả nước
2
Thổ
Ngạn, Phán, Thu lao, Pa dí
Hà giang, Tuyên Quang, Lào cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Thái, Hà Bắc.
3

Táy
Táy Khao (Thái Trắng), Táy Đăm (Thái Đen), Táy Chiềng hay Táy Mương (Hàng Tổng), Táy Thanh (Man Thanh), Táy Mười, Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Táy Mộc Châu (Táy Đeng)
Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hoá, Lao Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Lâm Đồng...
4

Mol, Mual, Mọi
Mọi Bi, Ao Tá (ÂuTá)
Hoà Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình
5

Khách, Tàu, Hán
Triền Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Xạ Phang, Thoòng Nhằn, Hẹ
Kiên Giang, Hải Phòng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ninh,Đồng Nai, Hậu Giang, Minh Hải, tp Hồ Chí Minh
6

Miên, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Khơ-me, Khơ-me Krôm
Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Minh Hải, Tây Ninh, tp Hồ Chí Minh, Sông Bé, An Giang
7

Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Phàn Sình, Nùng Lòi, Nùng Tùng Slìn, Nùng Cháo, Nùng Quý Rỵn, Nùng Khèn Lài, Nùng Dýn, Nùng Inh...
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Bắc, Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Lào Cai
8


Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc
Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mèo Trắng
Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Hoà Bình, Bắc Thái
9
Mán, Động, Trại, Dìu, Miền, Kiềm, Kìm Mùn
Dao Đại Bản, Dao Đỏ, Dao Cóc Ngáng, Dao Cóc Mùn, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt, Dao Tam Đảo, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Làn Tiẻn, Dao áo Dài
Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây
10
Mọi, Chơ-rai
Chỏ, Hđrung, Aráp, Mdhur, Tbuăn
Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc
11
Đe, Mọi
Ra-đê, Rha-đê, Êđê-Êga, Anăk Êđê, Kpă, Ađham, Krung, Ktul Dliê, Ruê, Blô, Êpan, Mđhur, Bih, Kđrao, Dong Kay, Dong Măk, Êning, Arul, Hning, Kmun,Ktlê
Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà
12
Bơ-nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công
Tơ-lô, Gơ-lar, Rơ-ngao, Krem, Giơ-lơng(Y-lơng)
Kon Tum, Bình Định, Phú Yên
13
Mán, Cao Lan-Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử
Cao Lan, Sán Chỉ
Bắc Thái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Yên Bái
14
Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm
Chăm Hroi, Chàm Châu Đốc, Chà Và Ku, Chăm Pôông
Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, tp Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Khánh Hoà
15
Kmrâng, Hđang, Con-lan, Brila
Xơ-teng,Tơ-đrá, Mơ-nâm, Hà-lăng, Ca-dong, Châu, Ta Trẽ(Tà Trĩ)
Kon Tum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi
16
Trại, Trại Đát, Sán Dợo, Mán quần Cộc, Mán Váy Xẻ
Quảng Ninh, Hà Bắc, Hải Hưng, Bắc Thái, Vỹnh Phú, Tuyên Quang
17
Mọi Đá Vách, Chăm-rê, Mọi Luỹ, Thạch Bých, Mọi Sơn Phòng
Quảng Ngãi, Bình Định
18
Xrê, Nốp (Tu Nốp), Cơ-don, Chil, Lát (Lách), Tơ-ring
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà
19


O-rang, Glai, Rô-glai, Radlai, Mọi
Ra-clay (Rai), Noong (La-oang)
Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng
20
Gar, Chil, Rlâm, Preh, Kuênh, Nông, Bu-Đâng, Prâng, Đip, Biêt, Si Tô, Bu Đêh
Đắc Lăc, Lâm Đồng
21
Kủo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai-Ly Hà, Tày Poọng (Con Kha, Xá La Vàng)
Nghệ An, Thanh Hoá
22
Xa-điêng, Mọi, Tà-mun
Sông Bé, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Lắc
23
Xá Cốu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tềnh
Quảng Lâm
Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Yên Bái
24
Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru
Quảng Bình, Quảng Trị
25
Nhắng, Giẳng, Sa Nhân, Pầu Thỉn, Chủng Chá, Pu Nắm
Pu Nà (Cùi Chu hoặc Quý Châu)
Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu
26
Ca-tu, Ca-tang, Mọi, Cao, Hạ
Phương, Kan-tua
Quảng Nam-Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế
27
Giang Rẫy, Brila, Cà-tang, Mọi, Doãn
Gié (Dgieh, Tareh), Triêng (Treng, Tơ-riêng), Ve (La-ve), Pa-noong (Bơ Noong)
Quảng Nam-Đà Nẵng, Kon Tum
28
Tôi-ôi, Ta-hoi, Ta-ôih, Tà-uất (Atuất)
Pa-cô, Ba-hi, Can-tua
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế
29
Châu Mạ, Chô Mạ, Mọi
Lâm Đồng, Đồng Nai
30
Trầu, Cùa, Mọi, Col, Cor, Khùa
Quảng Ngãi, Quảng Nam-Đà Nẵng
31
Châu-ro, Dơ-ro, Mọi
Đồng Nai
32
U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già
Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen
Lai Châu, Lào Cai
33
Puộc, Pụa, Xá
Dạ, Nghẹt
Sơn La, Lai Châu
34
Chơ-ru, Kru, Mọi
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận
35
Lào Bốc, Lào Nọi
Lai Châu, Sơn La
36
Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La ti, Mán Chí
Hà Giang
37


Bồ Khô Pạ (Xá Phó), Mun Di Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hoa, Phù Lá Trắng, Phù Lá Hán, Chù Lá Phù Lá
Lao Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang
38
Khù Sung (Cò Sung), Khạ Quy (Xá Quỷ), Xá Toong Lương (Xá Lá Vàng), Xá Pươi
Lai Châu
39
Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng
Kháng Xúa, Kháng Đón, Kháng Dống, Kháng Hốc, Kháng ái, Kháng Bung, Kháng Quảng Lâm
Lai Châu, Sơn La
40
Lừ, Duôn, Nhuồn
Lai Châu
41
Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống
Tống, Mèo Lài
Hà Giang, Tuyên Quang
42
Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di
Lô Lô Đen, Lô Lô Hoa
Hà Giang, Cao Bằng, Lao Cai
43
Xá La Vàng, Chà Củi (Tắc Củi), Tu Vang, Pa Leng
Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo
Quảng Bình
44
Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai
Mảng Hệ, Mảng Gứng
Lai Châu
45
Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Đỏ
Hà Giang
46
Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí
Bố Y, Tu Dí
Hà Giang, Lào Cai
47
Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga
Khlá Phlạo, La Ha ủng
Yên Bái, Sơn La
48
Xám Khống, Xá Xeng, Xa, Xá Côống
Lai Châu
49
Sán Ngái
Xín, Lê, Đản, Khánh Gia, Hắc Cá (Xéc)
Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng
50
Cú Đề Xừ
Lai Châu
51
Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán
Hà Giang
52
Brao
Kon Tum
53
Kon Tum
54
Tày Hạt
Nghệ An
 Nguồn; http://chinhphu.vn




7 cách phát triển IQ cho trẻ


(Dân trí) - Nhiều bậc cha mẹ biết chọn lựa đồ chơi phù hợp cho trẻ, tạo môi trường giáo dục hợp lý... nhưng ít người biết rằng chính cách họ chơi với con sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của trẻ.
 

 
Dưới đây là một số phương pháp để cha mẹ có thể  giúp con phát triển trí thông minh:
Chơi những trò chơi kích hoạt não
Như xếp hình, cắt dán, tô màu, vẽ, tạo hình các con vật từ các vật liệu như củ quả, lá cây, phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước, so sánh phân loại con vật, đồ vật theo đặc điểm, suy luận “nếu… thì…”, suy luận nhân quả.
Tất cả những trò chơi này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy, giúp trẻ phát triển các dạng thức thông minh khác nhau. Cha mẹ cần tạo cảm xúc tích cực trong khi chơi, và chuyển trò khác khi bé tỏ ra chán.
Trò chơi ngôn ngữ
Xếp một nhóm chữ cái thành những cái tên có ý nghĩa (ví dụ tên con vật, quả, tên người...). Trò này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nhờ sự trợ giúp của cha mẹ, trẻ sẽ biết cách diễn tả những từ vựng, thành ngữ... Một cách khác là kể chuyện, đọc thơ, nhìn tranh tưởng tượng thành câu chuyện.
Trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt
Sử dụng bữa ăn tối như là thời điểm để nói và lắng nghe. Thông qua đó, trẻ sẽ học được hầu hết mọi thứ từ cha mẹ, cảm thấy được lắng nghe và được đánh giá tốt, nhờ thế trẻ sẽ thông minh hơn. Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe về ngày làm việc của mình, thảo luận về những sự kiện (chẳng hạn sinh nhật bé, học ở trường như thế nào...), thậm chí có thể thảo luận về một bài báo, một bức tranh.
Cho trẻ học nhạc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học nhạc có thể tăng thành tích học tập của trẻ. Nếu con bạn có hứng thú học tập với một dụng cụ âm nhạc nào, hãy khuyến khích bé học.
Dã ngoại
Hướng cho trẻ vào các tình huống kích thích các cảm xúc tích cực. Tổ chức cho trẻ các chuyến đi tới viện bảo tàng, vườn thú, công viên, siêu thị, đi về quê, picnic, dã ngoại, ra sân bay... Khuyến khích trẻ nói về những gì chúng nhìn thấy, cảm nhận trước, trong và sau những chuyến đi đó. Chính ngôn ngữ và xúc cảm là “bệ phóng” để phát triển tư duy.
Chế độ nuôi dưỡng
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt và có sức khỏe sẽ có bộ óc khỏe mạnh, cũng như mức độ tập trung tốt hơn.
Thức ăn cho trẻ nên có một số thực phẩm rất tốt cho não: Các loại cá - ít nhất là 2 bữa một tuần, các loại hoa quả tươi, sữa, trứng, rau xanh, thịt ít mỡ...
Không bao giờ được để trẻ đến trường mà trong dạ dày chưa có gì. Bữa ăn sáng cho trẻ nên có nhiều hydratcarbon như bánh mì hay ngũ cốc.
Làm các bài tập trí thông minh cùng trẻ
Chẳng hạn các bài tập suy luận lôgic: Cái gì đi cùng cái gì theo đôi, theo cặp, theo nhóm; phát hiện các chi tiết thiếu, chi tiết không hợp lý trong các bức tranh...
Nguyễn Thu Thuỷ



9 ân đức của Cha Mẹ

Xem hình

(nghethuatsong.biz) - Sinh: người Mẹ phải khó nhọc cưu mang hơn chín tháng, chịu sự đau đớn trong lúc đẩy thai nhi ra khỏi lòng mẹ

Cúc: Nuôi dưỡng, nâng đỡ, chăm nom, săn sóc hài nhi cả vật chất lẫn tinh thần. Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi. Súc: Cho bú mớm, lo sữa nước cháo cơm, chuẩn bị áo xống ấm lạnh theo thời tiết mỗi mùa; trông cho con lần hồi biết cử động, điều hòa và nên vóc nên hình cân đối xinh đẹp.

Dục: Dạy dỗ con thơ động chân cất bước linh hoạt tự nhiên; biết chào kính người lớn, vui với bạn đồng hàng; tập con từ câu nói tiếng cười hồn nhiên vui vẻ. Khi trẻ lớn khôn thì khuyên răn dạy dỗ con chăm ngoan, để tiến bước trên đường đời.

"Dạy con từ thuở còn thơ,
Mong con lanh lợi, mẹ cha yên lòng"

Vũ: Âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bế ẵm ... để con trẻ vào đời trong tình cảm trìu mến thân thương.

Cố: Chăm nom, thương nhớ, đoái hoài, cố cập con trẻ từ tấm bé đến khi không lớn, lúc ở gần cũng như lúc đi xa:

"Con đi đường xa cách
Cha Mẹ bóng theo hình
Ngày đêm không ngơi nghỉ
Sớm tối dạ nào khuây"

Phúc: Giữ gìn, đùm bọc, che gió, chắn mưa, nhường khô, nằm ướt, hay Cha Mẹ quên mình chống đỡ những bạo lực bất cứ từ đầu đến, để bảo vệ cho con.

Phục: Theo khả năng và tâm tính của trẻ mà uốn nắn, dạy dỗ, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ vươn lên hợp tình đời lẽ đạo, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài ảo vọng, vật chất và thị hiếu bên ngoài.

Trưởng: Lo lắng tận tình, đầu tư hợp lý, cho con học tập để chuẩn bị dấn thân với đời; cố vấn cho con nên vợ thành chồng xứng hợp với gia phong, thế đạo. Dù không cố chấp vấn đề "môn đăng hộ đối", nhưng vợ chồng so le về tuổi tác, trình độ, sức khỏe và khả năng thu hoạch tiền tài... cũng thiếu đi phần nào hạnh phúc lứa đôi, mà tuổi trẻ thường vì tiếng sét ái tình, làm lu mờ lý trí, khi tỉnh ngộ xem như chén nước đã đổ, khó mà lấy lại đủ!
Nguồn Internet



9 quan điểm về một người cha vĩ đại
 


(nghethuatsong.biz) - Một người cha tốt có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trong cuộc sống của một đứa trẻ. Anh ta là trụ cột sức mạnh, nâng đỡ và rèn luyện con cái hình thành nhân cách. Công việc của người cha là bất tận, và thường thường, không đòi hỏi sự biết ơn. Nhưng để là một người cha tốt, đôi lúc cũng không phải dễ dàng. Sau đây là những quan điểm của một người cha vĩ đại - một người cha bình thường trong cuộc đời của những đứa con.

1. Cha là người chấp hành kỷ luật tốt. Một người cha tốt sẽ yêu con mình nhưng anh ta không cho phép con mình phạm lỗi. Người cha sẽ kịch liệt phản đối những việc làm không tốt của con mình, sẽ dùng tình yêu thương để bày tỏ quan điểm. Người cha làm điều này bằng sức mạnh của ngôn ngữ, chứ không phải bằng roi vọt.

2. Người cha cho phép con mình... phạm lỗi. Một người cha tốt nhận ra rằng con mình cũng chỉ là những người bình thường, và chuyện phạm lỗi là một phần trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, người cha cũng thể hiện rõ ràng là nếu con mình cứ lập lại những sai phạm một cách thiếu trách nhiệm thì người cha sẽ không tha thứ.

3. Tư tưởng cởi mở. Người cha tốt sẽ hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và không cố gắng ép buộc con phải theo một tiêu chuẩn nào như thời của mình. Ông ta sẽ không mong đợi con mình sống giống cách sống của mình, và làm những công việc như mình. Người cha cũng tôn trọng những giá trị và những ý kiến của con cái - nếu điều đó không tổn hại đến gia đình và những người khác.

4. Người cha dạy con mình nhận thức đúng giá trị mọi thứ. Một người cha tốt không bao giờ để con mình sống mãi trong sự trợ cấp. Người cha sẽ đòi hỏi con mình có công việc để ý thức được giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của học vấn.

5. Người cha dành thời gian cho con cái. Người cha biết sẽ thú vị như thế nào nếu cùng con mình vui đùa, xem phim hay cổ vũ con cái trong những trận thi đấu nào đó... Người cha sẽ dành thời gian lắng nghe những đứa con mình và có những cuộc chuỵên trò vui vẻ, dễ chịu với chúng. Người cha cũng sẽ dành thời gian để giúp con mình làm bài tập nhà mỗi tối nếu cần thiết.

6. Người cha đem lại sự thông cảm. Mặc dù người cha có thể là một fan của bóng đá, nhưng nếu con trai của ông không cùng sở thích thì ông vẫn sẵn sàng chấp nhận. Người cha có thể trung thành với những ước mơ của ông nhưng nếu con trai ông ta có những ước mơ không như cha mình, người cha vẫn ủng hộ sự quyết định của con và giúp con vạch ra con đường khác để đi.

7. Người cha... thách thức con mình. Người cha muốn con mình phải đạt đến mức tốt nhất mà chúng có thể và cho chúng những sự thách thức để giúp chúng phát triển hơn. Điều này có ý nghĩa rằng, người cha sẽ cho chúng những tự do để đối diện và giải quyết những xung đột trong cuộc sống của chúng.

8. Gia đình đối với người cha là vô giá. Không cần phải đắn đo, người cha sẽ bảo vệ gia đình mình bằng bất cứ điều gì mà ông ta có thể làm được. Người cha cũng sẵn sàng làm thêm công việc để giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn.

9. Tình thương của người cha luôn mênh mông - vô điều kiện. Đây là phẩm chất vĩ đại nhất của một người cha tốt. Dù rằng người cha có thể thất vọng trước những lỗi lầm của con cái, về những hy vọng dành cho chúng không thành, nhưng người cha vẫn yêu thương con mình mà không cần quan tâm đến những điều đó...

Tác giả Hoa Mộc Lan



Dạy con làm việc nhà


(Dân trí) - Mỗi công việc sẽ phù hợp với độ tuổi của bé, bạn đừng lo rằng con còn quá nhỏ để xử lý việc được giao. Hãy bắt đầu từng bước để có thể xây dựng cho con kĩ năng làm việc và phụ giúp gia đình.
 

1. Chọn việc cho trẻ
Khi quyết định kết hợp những việc vặt trong nhà với cuộc sống của bé, trước tiên bạn phải cân nhắc xem công việc nào phù hợp với lứa tuổi.
- Trẻ từ 3 đến 5 tuổi có thể tự thu dọn đồ chơi vào giỏ sau khi chơi xong, tự dọn giường ngủ  cho gọn hơn, cho vật nuôi ăn...
- Trẻ từ 6 đến 8 tuổi có thể giúp mẹ lau dọn bàn ăn, phơi quần áo cùng mẹ hoặc đổ rác. 
- Trẻ từ 9 đến 12 tuổi có thể rửa xe, rửa bát, hút bụi, quét dọn vườn tược, nhổ cỏ.
- Trẻ lớn hơn có thể giặt là, nấu ăn, cọ phòng tắm.
2. Không nên quá  kỳ vọng
Khi trẻ mới bắt đầu công việc của mình, bạn không nên đặt quá nhiều kỳ vọng rằng trẻ phải hoàn thành tốt, nhất là khi trẻ mới chỉ 3 đến 5 tuổi. Thay vì chú ý đến kết quả trẻ đạt được, bạn nên quan tâm đến những nỗ lực mà trẻ cố gắng làm và khen ngợi cho sự cố gắng đó. 
3. Bắt đầu công việc từ phòng tắm
Những công việc này giúp bé thấy được tầm quan trọng của môi trường sạch sẽ xung quanh và có trách nhiệm với ngôi nhà của mình. Bạn có thể yêu cầu trẻ  để gọn những chiếc khăn bẩn vào trong chậu, giữ  vệ sinh nhà tắm như thế nào. Hướng dẫn trẻ lau dọn đồ ra sao cho tiện lợi và nhanh nhất. 
4. Phần thưởng
Để khuyến khích trẻ tham gia vào các việc vặt trong nhà, hãy xem xét đến phần thưởng để động viên trẻ. Có thể đơn giản là những đồ vật lấp lánh mà trẻ thích như những ngôi sao hay thú bông xinh xinh. Nếu bé lớn hơn một chút, bạn có thể tặng cho bé một số tiền nhỏ để tiết kiệm mua sách hoặc thứ mình thích. 
Điều này sẽ thúc đẩy trẻ muốn làm thêm những công việc khác nữa. Nhưng bạn cũng cần phải chú ý đến thái độ của trẻ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu phần thưởng (nhất là tiền bạc) là những gì chúng đã cố gắng làm được và hoàn thành tốt chứ không phải để trẻ luôn mong đợi mẹ cho tiền mỗi khi chúng lau dọn bàn hoặc giúp mẹ làm việc nhà. 
5. Để công việc luôn thú  vị
Cũng như mọi thứ  khác trong cuộc sống, những việc vặt này có thể  trở nên buồn chán. Thế nên bạn có thể  thay đổi công việc cho trẻ. Lập ra một bảng biểu luân phiên những công việc mà trẻ có thể làm mỗi tuần để chúng không trở nên quá đơn điệu.
Một cách khác để công việc trở nên thú vị hơn là dựa vào sở thích và mối quan tâm của trẻ. Nếu trẻ  thích ở trong nhà bếp, hãy để trẻ được giúp đỡ bạn dọn bát đĩa hoặc chuẩn bị  một bữa ăn. Nếu trẻ có một tình cảm đặc biệt dành cho thú nuôi trong gia đình, hãy phân công nhiệm vụ liên quan đến chăm sóc vật nuôi. 
6. Thời gian cho gia đình
Để những đứa con của các bạn ngày càng hào hứng giúp bố mẹ việc nhà, bạn có thể tổ chức thành hoạt động của gia đình: Cả nhà cùng dọn dẹp xem ai làm nhanh hơn, thi tìm đồ và ai có thể cất quần áo của họ nhanh nhất. Có thể bật nhạc để thêm phần “khí thế”.
Cuối cùng hãy làm cho trẻ cảm thấy chúng đang được trở thành một thành viên quan trong gia đình với thời gian thật vui vẻ bên nhau. 
Minh Anh
Theo SK
 
 
 
 

Học để làm gì?


Khi còn bé, ta thường được ba mẹ khuyên rằng: “Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để điểm cao”. Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức, học để biết, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm và làm chuyên nghiệp?
 
Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này.

Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không. Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.
Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Ngày xưa chưa có Internet chưa có công cụ tìm kiếm google thì người biết nhiều sẽ rất có lợi ích. Học không chỉ để biết, học còn để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp.
Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình đẳng với nhau. Ta có thể ngồi ở nhà để tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến một vấn đề nào đó ta quan tâm. Ta có thể giao tiếp với những chuyên gia cách chúng ta hàng ngàn cây số. Ta có thể tiếp cận lượng kiến thức khổng lồ trên mạng. Khi đó điều gì sẽ xảy ra. Liệu trí nhớ của ta có thể hơn được một công cụ tìm kiếm như Google. Khi mà lượng thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng thì chúng không còn tạo nên sự cạnh tranh nữa. Con người không thể hơn nhau bởi thông tin và kiến thức họ biết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹ năng tra cứu thông tin mà thôi.

Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến thức trong đầu chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì khi đó kiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta biết rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của chúng ta thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng thấy rằng trong xã hội có nhiều người rất có tiềm năng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần những người làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huy đúng lúc, đúng chỗ thì cũng sẽ bị phí phạm. Một hành động còn hơn một đống lời bàn, một hành động bằng mười suy nghĩ.

Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm.
Khi ta tư duy học đểlàm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải trình bày một đề tài hay một dự án. Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất hoàn thiện nhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệt của đề án và dẫn tới việc không thuyết phục được người khác ủng hộ đề án.
Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được.
Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này.
Theo Giang Phú Cường
Giám đốc Vườn Ươm Doanh nghiệp Tâm Việt